Thứ Năm, 05/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

06/12/2017 23:59 9009
Điểm: 3.17/5 (36 đánh giá)
Nội dung cuốn sách được phân chia theo từng vấn đề và số trang cũng được đánh theo từng vấn đề, chứ không có số trang cho toàn cuốn sách. Phần mở đầu cuốn sách, Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Mục đích sách này là để nói cho đồng bào ta biết rõ:

Nội dung cuốn sách được phân chia theo từng vấn đề và số trang cũng được đánh theo từng vấn đề, chứ không có số trang cho toàn cuốn sách. Phần mở đầu cuốn sách, Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Mục đích sách này là để nói cho đồng bào ta biết rõ:

1) Vì sao chúng ta muốn sống thì phải làm cách mệnh.

2) Vì sao cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc một hai người.

3) Đem lịch sử cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi.

4) Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ.

5) Ai là bạn ta? Ai là thù ta?

6) Cách mạng thì phải làm thế nào?”.

Và cuối cùng là nhằm đạt tới đích cao hơn là “Đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh”(4).

Trước hết, Đường Kách Mệnh xác định chuẩn mực đạo đức của những chiến sĩ cách mạng tham gia trực tiếp vào sự nghiệp đầy gian khổ, hy sinh, nhưng vẻ vang của dân tộc. Những chuẩn mực đạo đức đó là cần kiệm, vị công vọng tư, không hiếu danh, không kiêu ngạo, nói thì phải làm, giữ chủ nghĩa cho vững, hy sinh, ít lòng ham muốn về vật chất, đối với từng người thì phải khoan thứ, đối với đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người, trực mà không táo bạo, dũng cảm quyết đoán nhưng không phiêu lưu mạo hiểm, phải phục tùng đoàn thể.

Đường Kách Mệnh giới thiệu tính chất, nội dung các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới như cách mạng Mỹ năm 1776, cách mạng Pháp 1789 và cách mạng Nga 1917. Từ sự phân tích tính chất, nội dung các cuộc cách mạng trên, Người đi tới kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và đã thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật...”

Đường Kách Mệnh giới thiệu công lao to lớn của Quốc tế I, Quốc tế II; phê phán đường lối phi mác xít của những người cơ hội trong Quốc tế II. Người vạch rõ cách mạng Việt Nam là bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới và để đảm bảo sự thắng lợi đó, nó phải dựa vào Quốc tế III, tức Quốc tế Cộng sản.

Một số trang nội dung trong cuốn Đường Kách Mệnh của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Đường Kách Mệnh chỉ rõ cách mạng là sự nghiệp của toàn dân tộc, chứ không phải của một vài cá nhân.

Đường Kách Mệnh xem đảng cách mạng, đảng cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng: “Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam…”

Đường Kách Mệnh coi đoàn kết như một trong những nhân tố quan trọng bảo đảm thắng lợi cho cách mạng Việt Nam.

Đường Kách Mệnh giới thiệu các tổ chức quần chúng của Quốc tế Cộng sản như Quốc tế Thanh niên, Quốc tế Công hội đỏ, Quốc tế Nông dân, Quốc tế Cứu tế đỏ, hướng quần chúng nhân dân ta tổ chức theo hình mẫu đó và tham gia, ủng hộ các tổ chức quốc tế nói trên.

Đường Kách Mệnh là sự phát triển tiếp tục cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc xuất bản ở Paris năm 1925. Nếu như trong tác phẩm đầu, Người bóc trần và lên án những hành vi xấu xa, bỉ ổi của thực dân Pháp ở các thuộc địa của chúng, thì trong tác phẩm thứ hai này, Người chỉ ra con đường cụ thể để giải phóng Tổ quốc mình, đồng bào mình khỏi kiếp nô lệ. Nói một cách khác, ở cuốn sách đầu là thức tỉnh, ở cuốn sách sau là định hướng cho hành động. Vì thế, E.V.Côbêlép, một nhà Việt Nam học Nga am tường lịch sử Việt Nam giai đoạn này đã rất có lý khi nhận định: “Tác phẩm Đường Kách Mệnh của Nguyễn Ái Quốc đã đóng vai trò như cuốn Làm gì? của Lênin trong phong trào cách mạng nước Nga”(5). Hay như I.A.Ognhetốp, trong công trình nghiên cứu sự truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, đã nhận định: “Đường Kách Mệnh mà trong đó người cộng sản Việt Nam đầu tiên trình bày dưới dạng dễ hiểu bản chất của học thuyết Mác-Lênin và phương hướng phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam, đã đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam những năm 20 và trong việc kết hợp phong trào yêu nước với chủ nghĩa Mác”(6). Còn các nhà cách mạng Việt Nam thế hệ đầu xem nó như cuốn sách gối đầu giường, cuốn sách cẩm nang.

PGS. TS Phạm Xanh

Qúy độc giả muốn biết thêm thông tin vui lòng truy cập vào đường link sau:

https://www.youtube.com/watch?v=3mS7mPuLTX0&index

Chú thích:

  1. Dẫn theo bản gốc cuốn Đường Kách Mệnh được lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
  2. E.V. Côbêlép: Hồ Chí Minh (tiếng Nga), NXB Khoa học. M.1979, tr 121.
  3. Việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam (tiếng Nga). NXB Khoa học. M.1983, tr 147.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ: