Thứ Năm, 05/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

07/12/2017 20:26 10771
Điểm: 5/5 (3 đánh giá)
Chúng ta cố gắng lần theo hành trình của cuốn Đường Kách Mệnh để có thể phần nào cảm nhận số phận và sức sống mãnh liệt của một tác phẩm.

Chúng ta cố gắng lần theo hành trình của cuốn Đường Kách Mệnh để có thể phần nào cảm nhận số phận và sức sống mãnh liệt của một tác phẩm.

Cuốn sách in xong, còn tươi màu mực, đã theo hành trang Nguyễn Công Thu về Hà Nội qua đường Cống Chạp-Lạng Sơn, theo hành trang Nguyễn Lương Bằng, người giao liên bí mật làm việc trên tàu Sông Pô chạy tuyến đường thủy Quảng Châu-Hải Phòng, về Hải Phòng, Hải Dương. Một điều lý thú là trong cuốn Đường Kách Mệnh - hiện vật gốc, độc nhất vô nhị của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia) có một tờ giấy rời (tờ Trình) viết chữ Nôm, bằng mực son kể về việc bắt được cuốn sách. Toàn văn tờ Trình đó như sau:

“ Tên con là Phó lý Nguyễn Văn Tôn, xã Hạ Trường, xin nộp quan huyện Thanh Hà quyển sách này. Con xin làm đơn trình sau. Bảo Đại năm thứ 5, ngày 29 tháng Hai”.

Phó lý Nguyễn Văn Tôn (ký), có chữ “ Nhất” và chữ “ Phụng đệ” cùng với dấu của Tri huyện Thanh Hà.

Tờ trình của Phó lý xã Hạ Trường xác nhận một sự thực quan trọng là ngày 29 tháng Hai, Bảo Đại năm thứ 5, tức là ngày 28-3-1930 y đã bắt được cuốn sách “cấm” tại nơi cư trú của y, sau trên dưới 3 năm xuất bản, đã nộp “tang vật” kèm theo tờ trình lên Tri huyện Thanh Hà và đã được viên quan cấp trên xác nhận (có dấu của huyện Thanh Hà). Như ta biết, huyện Thanh Hà, Hải Dương là quê hương của Nguyễn Lương Bằng. Hành trình cuốn sách đó như sau: Cuốn sách được Nguyễn Lương Bằng dấu trên những con tàu chạy tuyến đường Quảng Châu - Hải Phòng, đưa lên cất dấu tại ngôi nhà số 157 C (trên gác 2), phố Lê Lợi (trước đây là phố Bengic) là một trạm giao thông liên lạc mà Nguyễn Ái Quốc đã cử Lý Hồng Nhật về xây dựng, rồi giao lại cho Lê Văn Hiền phụ trách, từ đó mà phân phối đi các ngả. Một trong số sách đó đã có mặt ở xã Hạ Trường như ta đã biết. Trong hồi ký của lão thành cách mạng Nguyễn Văn Hoan(7) cho chúng ta biết thêm những chi tiết về những bản khác của tác phẩm khi ông nói rằng chính ông Nguyễn Lương Bằng đã giao Đường Kách Mệnh cho ông tại ngôi nhà số 191 phố Hàng Cấp, thành phố Nam Định, để từ đó tỏa đi khắp vùng Sơn Nam Hạ (Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam).

1

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, năm 1930.

Đường Kách Mệnh về Hà Nội lại có một số phận khác. Những tài liệu sách báo nhưThanh Niên, Công Nông, Lính Kách Mệnh, Đường Kách Mệnh từ Quảng Châu gửi về rất ít về số lượng, không đáp ứng nhu cầu của cách mạng. Vì thế, tại Hà Nội các hội viên có sáng kiến cho tổ chức in lại những tài liệu quý hiếm đó, một hiện tượng mới trong xuất bản mà bây giờ ta gọi là nối dài tira. Hồi đó, Nguyễn Danh Đới, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã phân công cho Nguyễn Đức Cảnh và một số đồng chí khác tổ chức cơ quan ấn loát tại nhà số 92, phố chợ Đuổi in lại tài liệu của Nguyễn Ái Quốc gửi về để có tài liệu tuyên truyền, giáo dục quần chúng. Xin được dẫn một đoạn ký ức của một người đã trực tiếp làm công việc nối dài tira đó:

“ Vì là học sinh, lại có chữ đẹp, tôi được phân công chép và in lại bằng thạch cuốnĐường Kách Mệnh, một tác phẩm lý luận cách mạng đầu tiên ở nước Việt Nam do Bác Hồ soạn và báo Thanh Niên, một tờ báo cách mạng đầu tiên viết bằng tiếng Việt, xuất bản bằng tiếng Việt do Bác Hồ sáng lập.”(8)

Năm 1927, Đường Kách Mệnh theo đường biển về Sài Gòn, rồi từ đó phân phối khắp các tỉnh Nam kỳ. Từ thời kỳ này “Kỳ bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã mở các lớp huấn luyện và một vài tỉnh cũng mở được lớp ngắn ngày để bồi dưỡng chính trị cho hội viên mới. Chương trình và tài liệu huấn luyện theo như lớp huấn luyện của đồng chí Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu, chủ yếu là dựa vào quyển Đường Kách Mệnh”(9).

2

Sách “Đường Kách Mệnh” của Nguyễn Ái Quốc xuất bản ở Quảng Châu (Trung Quốc), năm 1927.

Thực dân Pháp thông qua hệ thống cảnh sát, an ninh ngăn cấm tất cả các phương tiện thông tin đại chúng có hại cho nền thống trị thuộc địa của chúng du nhập vào Đông Dương. Những tài liệu cách mạng từ nước ngoài gửi về, đặc biệt là những tài liệu liên quan đến Nguyễn Ái Quốc, đều thuộc hàng quốc cấm, ai tàng trữ nó, sử dụng nó, truyền bá nó nếu bị bắt có tang chứng, đều bị đưa ra toà và bị phạt tù. Hồi hoạt động ở Pháp, trong bài Phòng kiểm duyệt ở Đông Dương đăng trên L’Humanité, Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo Sở Bưu chính và Sở Mật thám Đông Dương được lệnh giữ lại những gói hàng và thư từ do Toà soạn báo Le Paria gửi về Đông Dương và coi đó là “những bất công, những việc lộng quyền, những vụ tai tiếng, những điều ô nhục”(10). Các tờ báo như Le Paria, Thanh Niên, Công Nông, đặc biệt là cuốn Đường Kách Mệnh là hàng quốc cấm trong con mắt của thực dân Pháp và bọn tay sai. Vì thế, muốn tồn tại, nó phải được ngụy trang hay nói một cách khác, nó phải sống dưới một dạng thức khác vốn nó không có. Chẳng hạn như ở An Giang, Đường Kách Mnh được ngụy trang “dưới hình thức kinh Phật (có tựa là Đạo Nam kinh) bên trong là nội dung tác phẩm.

3

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 3-2-1930 (Ảnh chụp tranh).

Như vậy, tác phẩm Đường Kách Mệnh của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc xuất bản đầu tiên ở Quảng Châu, Trung Quốc theo những ngả đường khác nhau về nước và được phổ biến rộng trên cả nước dưới nhiều dạng thức khác nhau: những bản in ở Quảng Châu, những bản in lại ở trong nước, và thậm chí được truyền tay dưới dạng kinh Phật. Trên một ý nghĩa nào đó, Đường Kách Mnh trở thành cuốn sách gối đầu giường, cuốn sách cẩm nang của thế hệ cách mạng đầu tiên của Việt Nam chúng ta. Chính nó đã chỉ đường cho những người cộng sản Việt Nam đi tới thắng lợi trong cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Một tập sách mỏng có giá trị lớn hơn cả công trình vạn trang là vậy đó.

PGS. TS Phạm Xanh

Qúy độc giả muốn biết thêm thông tin vui lòng truy cập vào link sau:

https://www.youtube.com/watch?v=3mS7mPuLTX0&index

Chú thích:

  1. Sau này, ông Nguyễn Văn Hoan làm việc tại Tòa án nhân dân tối cao tình cờ trong một lần sắp xếp tài liệu tòa án thời thuộc Pháp đã phát hiện ra tác phẩm Đường Kách Mệnh của Nguyễn Ái Quốc và trao tặng cho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
  2. Vô sản hóa. (Hồi ký). NXB Thanh niên, H. 1972, tr 42.
  3. Sự truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và các tổ chức cộng sản đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh. NXB TP Hồ Chí Minh, 1980, tr 32.
  4. Dẫn theo Phạm Xanh. Nguyễn Ái Quốc vi việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam (1921-1930). NXB Chính trị quốc gia. H. 2001, tr 58-59.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Chiếc gầu Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng để tát nước chống hạn lưu giữ tại BTLSQG

Chiếc gầu Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng để tát nước chống hạn lưu giữ tại BTLSQG

  • 21/06/2019 09:04
  • 8067

BTLSQG hiện đang lưu giữ rất nhiều tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi tài liệu, hiện vật, hình ảnh, là một câu chuyện sống động, chân thực về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh - một cuộc đời đã đi vào huyền thoại, gắn liền với cuộc sống chiến đấu và thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

Bài viết khác

Lá cờ của Việt kiều Paris (Pháp) treo mừng Lễ Độc lập 2-9-1945

Lá cờ của Việt kiều Paris (Pháp) treo mừng Lễ Độc lập 2-9-1945

  • 06/12/2017 19:52
  • 6818

Cách đây tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc Việt Nam triệu người như một, nhất tề vùng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thắng lợi, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Quảng trường Ba Đình lịch sử.