Thứ Năm, 05/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

25/12/2017 18:18 6641
Điểm: 4/5 (1 đánh giá)
Thực hiện quyết định số 3511/QĐ-BVHTTDL ngày 14/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã phối hợp với Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng tiến hành khai quật Cấm Mít thuộc thôn Cẩm Toại Đông, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Kết quả của đợt khai quật, nghiên cứu đã xác định được gần như toàn bộ quy mô, mặt bằng và cấu trúc nền móng kiến trúc đền-tháp Cấm Mít, đồng thời đã đưa khỏi lòng đất nhiều loại hình di vật có giá trị nghệ thuật, trong đó có 03 tympan hiện đang được trưng bày phát huy giá trị tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Thực hiện quyết định số 3511/QĐ-BVHTTDL ngày 14/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã phối hợp với Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng tiến hành khai quật Cấm Mít thuộc thôn Cẩm Toại Đông, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Kết quả của đợt khai quật, nghiên cứu đã xác định được gần như toàn bộ quy mô, mặt bằng và cấu trúc nền móng kiến trúc đền-tháp Cấm Mít, đồng thời đã đưa khỏi lòng đất nhiều loại hình di vật có giá trị nghệ thuật, trong đó có 03 tympan hiện đang được trưng bày phát huy giá trị tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Chúng ta biết rằng, "tympan" là một thuật ngữ chỉ ô trán cửa trong xây dựng, còn trong kiến trúc đền tháp Champa thì được sử dụng đồng nghĩa với mi cửa, lá nhĩ, trang trí trán cửa tháp.

Những Tympan trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia nằm trong số 05 Tympan thu được tại di tích Cấm Mít, trong đó có 04 hiện vật thể hiện hình khối và 1 hiện vật để trơn 2 mặt. Tympan có thể khối lớn, với kiểu chạm khắc thô hoặc chưa hoàn thiện trên chất liệu đá, thể hiện hình tượng chim thần Garuda nổi khối trong tư thế “hộ trì”. Các tấm Tympan này đều được phát hiện ngay trước cửa ra vào lòng tháp, cho thấy đó là những tấm tympan trang trí ngay trên mi cửa tháp bị đổ sụp xuống. Dựa vào nội dung đề tài thể hiện trên các Tympan, có thể thấy sự nổi trội về nội dung thể hiện liên quan đến thần Visnu. Đây là một hiện tượng lạ, hiếm gặp trong lịch sử xây dựng kiến trúc đền tháp Champa.

-Tympan mang số kí hiệu khai quật 12.ĐN.CM.TG.36:

Niên đại: Thế kỷ 10 - 11.

Kích thước: rộng 166 cm, cao 142 cm, dày 56 cm.

-Tympan mang số kí hiệu khai quật 12.ĐN.CM.TG.37:

Niên đại: Thế kỷ 10 - 11.

Kích thước: rộng 166 cm, cao 127 cm, dày 54 cm.

-Tympan mang số kí hiệu khai quật 12.ĐN.CM.TN.60:

Niên đại: Thế kỷ 13 - 14.

Kích thước: rộng 161 cm, cao 137 cm, dày 62 cm.

Những Tympan thể khối lớn đã được đặt trên bệ khá trang trọng trong không gian trưng bày ngoài trời và phát huy khá tốt tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Tuy vậy, việc bảo quản cũng là vấn đề quan tâm, cần có phương án bảo vệ bề mặt hiện vật tránh sự tác động khắc nghiệt của thời tiết (mưa, nắng), sự xâm hại của rêu và nấm mốc mới mong lưu giữ tốt được hiện vật. Bên cạnh đó, những hiện vật khác đã được bảo quản cẩn thận trong các kho cơ sở, hiện vật vàng lá (voi) đã có mặt trong nhiều trưng bày, giới thiệu đến công chúng, góp phần không nhỏ trong việc quảng bá, tuyền truyền trong nhân dân về giá trị di sản. Trong tương lai, hi vọng các hiện vật khác thu được tại di tích Cấm Mít cũng sẽ được giới thiệu đến khách tham quan trong và ngoài nước.

Lê Ngọc Hùng

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Chiếc gầu Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng để tát nước chống hạn lưu giữ tại BTLSQG

Chiếc gầu Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng để tát nước chống hạn lưu giữ tại BTLSQG

  • 21/06/2019 09:04
  • 8067

BTLSQG hiện đang lưu giữ rất nhiều tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi tài liệu, hiện vật, hình ảnh, là một câu chuyện sống động, chân thực về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh - một cuộc đời đã đi vào huyền thoại, gắn liền với cuộc sống chiến đấu và thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

Bài viết khác

Áo, bà Nguyễn Thị Tạo (Phú Thọ)

Áo, bà Nguyễn Thị Tạo (Phú Thọ)

  • 08/12/2017 01:18
  • 46718

Áo, bà Nguyễn Thị Tạo (Phú Thọ) làm từ vỏ cây sui để mặc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.