Thứ Hai, 09/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

Cuốn sổ tay của dân công tỉnh Phú Thọ trong chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 1954

06/09/2024
Cuốn sổ tay của dân công tỉnh Phú Thọ trong chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 1954

Bảo tàng Lịch sử quốc gia (BTLSQG) hiện đang lưu giữ rất nhiều tài liệu, hiện vật về chiến dịch Điện Biên Phủ, trong đó có cuốn sổ tay của một dân công thuộc Tiểu đội xe thồ Phú Thọ II, tỉnh Phú Thọ (sau đây gọi tắt là Cuốn sổ tay), tham gia vận tải cho chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 1954.

Sưu tập hiện vật về Tổng Bí thư Trường Chinh tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

02/10/2023
Sưu tập hiện vật về Tổng Bí thư Trường Chinh tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Tham gia phong trào yêu nước từ năm 1925 và gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên năm 1927, đồng chí Trường Chinh là một trong những người tiên phong trong công tác vận động thành lập Đảng và là một trong những chiến sĩ cộng sản lớp đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).

Tác phẩm "Lịch sử nước ta" năm 1942 lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

17/05/2023
Tác phẩm

Sau khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, cuối năm 1941, tại Pác Bó, Cao Bằng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã viết cuốn "Lịch sử nước ta" bằng văn vần, dễ đọc, dễ hiểu để phát hành rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Tháng 2 - 1942, tác phẩm "Lịch sử nước ta" được Việt Minh tuyên truyền Bộ xuất bản lần thứ nhất.

Sưu tập hiện vật về Cách mạng Tháng Tám năm 1945 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

19/08/2022
Sưu tập hiện vật về Cách mạng Tháng Tám năm 1945 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Sưu tập hiện vật, tài liệu về Cách mạng Tháng Tám năm 1945 hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (1941-1945) gồm hơn 1000 hiện vật là sưu tập hiện vật phong phú, đa dạng, phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau của một giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng của đất nước. Bộ sưu tập này gồm nhiều nhóm hiện vật như: Truyền đơn, báo chí trong cao trào Cách mạng Tháng Tám năm 1945 (gần 700 hiện vật); Văn bản tài liệu phổ biến đường lối của Đảng Cộng sản Đông Dương, Mặt trận Việt Minh (gần 50 hiện vật); Vũ khí và các phương tiện nhân dân sử dụng trong khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng Tháng Tám năm 1945 (hơn 60 hiện vật); Hiện vật về các nhà cách mạng (gần 100 hiện vật); Hiện vật về nhân dân nuôi giấu, bảo vệ cách mạng (hơn 100 hiện vật); Tài liệu của địch theo dõi các hoạt động cách mạng của ta (hơn 20 hiện vật)...

Sách “Bản án chế độ Thực dân Pháp” (Le Procès de la Colonisation Francaise) lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử quốc gia

16/08/2022
Sách “Bản án chế độ Thực dân Pháp” (Le Procès de la Colonisation Francaise) lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử quốc gia

Mỗi hiện vật tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia đều mang trong mình những câu chuyện lịch sử, đó là câu chuyện phản ánh con người, phản ánh xã hội. Tuy nhiên ít ai biết, hành trình để những hiện vật đó trở về với bảo tàng cũng là một câu chuyện không kém phần thú vị, cuốn sách “Bản án chế độ Thực dân Pháp” (Le Procès de la colonisation Francaise) hiện đang trưng bày tại triển lãm “Quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam” là hiện vật chứa đựng câu chuyện như thế.

Vở học bằng mo tre lưu giữ tại BTLSQG

02/06/2022
Vở học bằng mo tre lưu giữ tại BTLSQG

Trưng bày chuyên đề “Việt Bắc - Thủ đô gió ngàn” tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 - 19/12/2021 với nhiều tài liệu, hiện vật được lựa chọn là những tài liệu, hiện vật tiểu biểu làm nổi bật thông điệp, ý nghĩa của trưng bày, đặc biệt là những thông tin, câu chuyện từ hiện vật đã làm cho nội dung trưng bày càng trở nên có ý nghĩa sâu sắc hơn không chỉ trong bối cảnh xã hội đương thời mà còn là bài học quý giá về tầm quan trọng của giáo dục truyền thống lịch sử ngày hôm nay, trong số đó không thể không kể đến hiện vật là những quyển vở bằng mo tre của học sinh trường Hàn Thuyên (Bắc Ninh) dùng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Tuyên ngôn của Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam

10/05/2021
Tuyên ngôn của Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam

Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch được thành lập tại Đại hội quốc dân Tân Trào, tháng 8 năm 1945. Đại hội Tân Trào là tiền thân của Quốc hội Việt Nam, đặt nền móng cơ bản cho việc tổ chức và hoạt động của Quốc hội khóa I.

Về bốn số báo Thân Ái do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập tại Thái Lan

26/06/2019
Về bốn số báo Thân Ái do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập tại Thái Lan

Kể từ ngày tờ Gia Định báo - tờ báo tiếng Việt đầu tiên ở Việt Nam - ra đời năm 1865, đến nay báo chí Việt Nam đã qua hơn 150 năm tồn tại và phát triển. Có thể nói rằng, ngày nay báo chí đã trở thành một bộ phận của di sản văn hóa dân tộc. Đặc biệt kể từ ngày 21/6/1925 khi báo Thanh Niên, tờ báo cách mạng đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, xuất bản số đầu tiên, thì dòng báo chí cách mạng ở Việt Nam liên tục phát triển.

Chiếc gầu Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng để tát nước chống hạn lưu giữ tại BTLSQG

21/06/2019
Chiếc gầu Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng để tát nước chống hạn lưu giữ tại BTLSQG

BTLSQG hiện đang lưu giữ rất nhiều tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi tài liệu, hiện vật, hình ảnh, là một câu chuyện sống động, chân thực về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh - một cuộc đời đã đi vào huyền thoại, gắn liền với cuộc sống chiến đấu và thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

Đôi nét về những Tympan Cấm Mít đang được trưng bày, phát huy giá trị tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

25/12/2017
Đôi nét về những Tympan Cấm Mít đang được trưng bày, phát huy giá trị tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Thực hiện quyết định số 3511/QĐ-BVHTTDL ngày 14/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã phối hợp với Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng tiến hành khai quật Cấm Mít thuộc thôn Cẩm Toại Đông, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Kết quả của đợt khai quật, nghiên cứu đã xác định được gần như toàn bộ quy mô, mặt bằng và cấu trúc nền móng kiến trúc đền-tháp Cấm Mít, đồng thời đã đưa khỏi lòng đất nhiều loại hình di vật có giá trị nghệ thuật, trong đó có 03 tympan hiện đang được trưng bày phát huy giá trị tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Áo, bà Nguyễn Thị Tạo (Phú Thọ)

08/12/2017
Áo, bà Nguyễn Thị Tạo (Phú Thọ)

Áo, bà Nguyễn Thị Tạo (Phú Thọ) làm từ vỏ cây sui để mặc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đèn, học sinh trường Hàn Thuyên (Bắc Ninh)

08/12/2017
Đèn, học sinh trường Hàn Thuyên (Bắc Ninh)

Đèn, học sinh trường Hàn Thuyên (Bắc Ninh) tự chế dùng đi học ban đêm tránh máy bay địch, năm 1951-1954.