Thứ Bảy, 09/11/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

18/01/2016 00:00 466
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Tác giả: Nguyễn Văn Kim – Nguyễn Mạnh Dũng; Nxb: Chính trị Quốc gia – Sự thật; Khổ sách: 16cm x 24 cm; Số lượng: 575 tr.; Năm: 2015.

Là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có bề dầy lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước gắn liền với qua trình chinh phục và chế ngự sông nước, biển đảo.

Trong đời sống kinh tế, xã hội của người Việt từ bao đời nay, biển giữ một vai trò quan trọng. Không chỉ mang lại nguồn sống, biển còn ảnh hưởng đến diễn trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, đến đời sống văn hóa, tâm linh và tín ngưỡng của người Việt. Dấu ấn của biển đã hiện diện trong đời sống của tổ tiên người Việt từ thời tiền sử. Những di chỉ “ vỏ sò” hay “cồn sò điệp” trong các nền văn hóa khảo cổ như: văn hóa Quỳnh Văn, văn hóa Bàu Tró, văn hóa Hạ Long…là những dấu tích chứng minh rằng, biển cả là nơi cung cấp nguồn sống chủ yếu cho các cộng đồng người tiền sử…

Bên cạnh đó, biển đã đi vào đời sống văn hóa và tâm linh của người Việt với những lễ hội cầu ngư, tục thờ cúng Cá Ông, với những vị thần có gốc gác từ biển khơi hiện diện trong hệ thống thần linh của những cộng đồng cư dân ven biển. Biển cũng in đậm dấu vết trong kiến trúc nhà ở, trong việc chọn hướng nhà và cả trong việc gọi tên một số chi tiết kiến trúc nhà ở của người Việt…

Cuốn sách “Việt Nam truyền thống kinh tế - vă hóa biển” đã phác họa nên bức tranh chân thực về xã hội Việt Nam từ thời tiền sử đến nay với những hoạt động kinh tế - văn hóa – xã hội gắn bó với biển cả, sông nước, khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng, bất khả xâm phạm của Tổ quốc.

Tác phẩm gồm 3 nội dung chính:

Phẩn I: Không gian văn hóa, xã hội biển Việt Nam.

Phần II: Tiềm năng kinh tế và hoạt động thương mại của người Việt.

Phần III: Tầm nhìn và tư duy hướng biển của một số triều đại và nhân vật lịch sử.

Thư viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 25 Tông Đản - Hoàn Kiếm - Hà Nội) xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Phạm Trang Nhung (Phòng Tư liệu – Thư viện)

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ: