Tác giả: Sông Lam; Nxb: Thanh niên; Khổ sách: 13 cm x 20.5 cm; Số lượng: 227 tr.; Năm: 2016.
Suốt chiều dài lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, giáo dục và khoa cử Nho học giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong việc đào tạo nhân cách, rèn giũa tài năng cho biết bao con người, bao vị quan lại, trong đó nhiều người về sau trở thành nhân tài, đem hết tài năng, trí tuệ phục vụ triều đình và đất nước. Trong đó nhiều người đã trở thành niềm tự hào của gia đình, trở thành “biểu tượng” của làng xã…
Một trong những đặc điểm nổi bật trong truyền thống hiếu học và khoa bảng của nhiều vùng quê Việt Nam là: những người đỗ đạt thường tập trung trong một số gia đình, dòng họ nên gọi là các gia đình, dòng họ khoa bảng, từ đó hình thành các làng khoa bảng.
“Làng khoa bảng và danh nhân làng khoa bảng” giới thiệu về các làng có 10 người trở lên đỗ đại khoa. Mỗi làng khoa bảng bao gồm phần giới thiệu sơ lược về làng và phần giới thiệu một số danh nhân tiêu biểu của làng. Riêng phần “Một số danh nhân tiêu biểu”, tác giả cuốn sách đã mở rộng để giới thiệu những danh nhân không thuộc số người đỗ đại khoa nhưng lại có những đóng góp to lớn mang lại danh tiếng cho làng như: Giáo sư Hoàng Minh Giám (làng Đông Ngạc); nhà văn Hoàng Ngọc Phách (làng Đông Thái); nhà văn Hoàng Ngọc Phách (làng Đông Thái); nguyên phi Ỷ Lan;….
Thư viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 25 Tông Đản - Hoàn Kiếm - Hà Nội) xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Phạm Trang Nhung (Phòng Tư liệu – Thư viện)