Thứ Tư, 15/01/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

15/06/2015 00:00 386
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Di tích Phương Nhi thuộc xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đã được các cơ quan khoa học khác nhau tiến hành khảo sát nhiều lần vào các năm 2001, 2003, 2005, 2010 và 2012. Đặc biệt, từ tháng 4 đến tháng 6/2012, Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Bảo tàng tỉnh Nam Định tiến hành khai quật di tích này.

Ký hiệu “Ngũ Thù””

Kết quả của cuộc khai quật đã làm rõ được nền móng của một công trình kiến trúc mang dáng dấp của một tòa đài/tháp có niên đại từ thời Lý và được trùng tu lại vào thời Trần. Bên cạnh đó, cuộc khai quật cũng thu được một số lượng đáng kể vật liệu kiến trúc và trang trí kiến trúc, trong đó có nhiều những hiện vật được đánh dấu bằng nhiều kiểu khác nhau.

Ký hiệu bánh xe (hoa thị)

Những ký hiệu, ký tự này xuất hiện chủ yếu trên các loại hình gạch chữ nhật, gạch thẻ, gạch hình chữ L, gạch tam giác, gạch tứ giác, đấu, gạch liên kết…

Dựa theo cách thức tạo ký hiệu, ký tự thì có loại vẽ (viết) tay và có loại được tạo bằng cách in dấu. Trong in dấu còn dấu vuông và dấu tròn. Tuy nhiên, xét về ý nghĩa, chúng tôi phân thành các kiểu ký hiệu và các kiểu ký tự (chữ).

Các ký hiệu khác

Theo số liệu thống kê của cuộc khai quật, có 91 tiêu bản có ký hiệu và 29 tiêu bản có ký tự.

Ký hiệu có các loại như: hình bánh xe, lá đề, chữ S ngược, tia sét, vòng tròn đồng tâm. Trong đó phổ biến nhất là loại hình ký hiệu bánh xe hay còn gọi là hoa thị in (chiếm số lượng 14 tiêu bản) và chữ S in ngược (chiếm số lượng 10 tiêu bản). Một số lượng lớn khác (39 tiêu bản) có những kiểu ký hiệu ngẫu nhiên.

Ký hiệu lá đề

Ký tự phổ biến là chữ Hán như: Đại (大), Lục (六), Thiên (天), Chủ (主). Trong đó phổ biến nhất là kiểu chữ Đại được tạo bằng cách in với số lượng lên tới 20/29 tiêu bản.

Ký tự chữ S

Có lẽ, đây là cách để những người thợ đánh dấu vị trí các cấu kiện của kiến trúc trước khi cho vào lò nung.

Các ký tự khác

Ở nhiều di tích kiến trúc trong các thời kỳ lịch sử, ký hiệu, ký tự trên các loại hình vật liệu kiến trúc và trang trí kiến trúc cũng xuất hiện. Tuy nhiên, số lượng lớn và đa dạng về kiểu loại như ở tại di tích này có lẽ không nhiều. Điều này chứng tỏ di tích đài/tháp trên núi Phương Nhi có quy mô lớn, cấu trúc phức tạp, sử dụng nhiều cấu kiện khác nhau. Những người thợ xây dựng đã có sự chuẩn bị, tính toán kỹ lưỡng trước khi thi công. Vật liệu xây dựng được đặt nung đồng bộ. Nghiên cứu các ký hiệu, ký tự trên vật liệu kiến trúc và trang trí kiến trúc ở di tích Phương Nhi sẽ góp phần làm rõ kỹ thuật xây dựng các công trình giai đoạn Lý – Trần trong tiến trình lịch sử dân tộc.

Chu Mạnh Quyền

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài viết khác

Lưu giữ, bảo quản và giới thiệu di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lưu giữ, bảo quản và giới thiệu di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh

  • 18/05/2015 00:00
  • 354

Chủ tịch Hồ Chí Minh, một anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất của nhân loại đã vĩnh biệt chúng ta ngót 46 năm nay. Nhưng có điều kỳ lạ là ai cũng ngỡ Người vẫn ở bên cạnh chúng ta để nhắc nhở chúng ta sửa chữa những thiếu sót, sai lầm, để động viên, khích lệ những việc làm hữu ích, những người tốt, việc tốt...Chúng ta vẫn nhớ lời dạy của Người: Độc lập dân tộc phải gắn với chủ nghĩa xã hội, tất cả vì con người, vì hạnh phúc của con người...