Thứ Tư, 15/01/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

06/12/2018 16:18 1786
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Đức vua - Phật hoàngTrần Nhân Tông có vị trí đặc biệt đối với Dân tộc và Phật giáo Việt Nam. Ông - Người đã lãnh đạo nhân dân thực hiện sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, với những tư tưởng lớn về đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết phát huy sức mạnh văn hóa, tôn giáo. Trần Nhân Tông (1258 -1308) tên thật là Trần Khâm, lên ngôi năm 1278, là con trưởng của vua Trần Thánh Tông, mẹ là Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng thái hậu; là vị vua lãnh đạo quân dân cả nước đánh ta quân Nguyên xâm lược lần thứ 2 (1285) và thứ 3 (1287). Triều đại ông nổi bật với tinh thần quân dân đại đoàn kết, nổi tiếng qua hai hội nghị Diên Hồng và Hội nghị Bình Than.Sau cơn binh lửa, Trần Nhân Tông chú trọng khuyến khích nông trang, chiêu mộ dân khai khẩn ruộng hoang, mở rộng các công trình thủy lợi, chia ruộng đất cho dân, khuyến khích học hành thi cử, tuyển chọn nhân tài, tha tô thuế tạp dịch cho những vùng bị tàn phá…Năm 1923, ông nhường ngôi cho con là Trần Thuyên (vua Trần Anh Tông) và làm Thái thượng hoàng cùng con lo việc nước. Năm 1299, ông giũ sạch bụi trần lên núi Yên Tử tu hành khai sáng thiền phái Trúc Lâm. Đã 710 năm trôi qua kể từ ngày Điều ngự giác hoàng Trần Nhân Tông - vị tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm tạ thế (16/11/1308), nhưng cùng với sự trường tồn của dân tộc, tinh hoa thiền học của Người vẫn lấp lánh như ngọn hải đăng soi rọi cho sự phát triển của Phật học Việt Nam với phương châm bất tử “cư trần lạc đạo” nghĩa là sống trong cõi trần vui với đạo.

Đức vua - Phật hoàngTrần Nhân Tông có vị trí đặc biệt đối với Dân tộc và Phật giáo Việt Nam. Ông - Người đã lãnh đạo nhân dân thực hiện sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, với những tư tưởng lớn về đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết phát huy sức mạnh văn hóa, tôn giáo. Trần Nhân Tông (1258 -1308) tên thật là Trần Khâm, lên ngôi năm 1278, là con trưởng của vua Trần Thánh Tông, mẹ là Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng thái hậu; là vị vua lãnh đạo quân dân cả nước đánh ta quân Nguyên xâm lược lần thứ 2 (1285) và thứ 3 (1287). Triều đại ông nổi bật với tinh thần quân dân đại đoàn kết, nổi tiếng qua hai hội nghị Diên Hồng và Hội nghị Bình Than.Sau cơn binh lửa, Trần Nhân Tông chú trọng khuyến khích nông trang, chiêu mộ dân khai khẩn ruộng hoang, mở rộng các công trình thủy lợi, chia ruộng đất cho dân, khuyến khích học hành thi cử, tuyển chọn nhân tài, tha tô thuế tạp dịch cho những vùng bị tàn phá…Năm 1923, ông nhường ngôi cho con là Trần Thuyên (vua Trần Anh Tông) và làm Thái thượng hoàng cùng con lo việc nước. Năm 1299, ông giũ sạch bụi trần lên núi Yên Tử tu hành khai sáng thiền phái Trúc Lâm. Đã 710 năm trôi qua kể từ ngày Điều ngự giác hoàng Trần Nhân Tông - vị tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm tạ thế (16/11/1308), nhưng cùng với sự trường tồn của dân tộc, tinh hoa thiền học của Người vẫn lấp lánh như ngọn hải đăng soi rọi cho sự phát triển của Phật học Việt Nam với phương châm bất tử “cư trần lạc đạo” nghĩa là sống trong cõi trần vui với đạo.

Nhân dịp 710 năm ngày mất của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308 - 2018), nhằm tưởng nhớ và tôn vinh vai trò của vị Vua anh minh - Anh hùng dân tộc, nhà văn hóa, nhà sư sáng lập dòng thiền đặc trưng của Việt Nam, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức Tọa đàm khoa học “Từ Hoàng cung Thăng Long đến Thánh địa Trúc Lâm, hành trình từ đấng Minh quân đến Đức Phật hoàng” vào ngày 5/12/2018 và khai mạc trưng bày chuyên đề cùng tên vào ngày 7/12/2018 tại Khu Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long.

Toàn cảnh tọa đàm

Tọa đàm khoa học  “Từ Hoàng cung Thăng Long đến Thánh địa Trúc Lâm, hành trình từ đấng Minh quân đến Đức Phật hoàng” nhằm trao đổi, chia sẻ những kết quả nghiên cứu mới về Hoàng Thành Thăng Long, các di tích khảo cổ học, lịch sử tiêu biểu có liên quan đến và cuộc đời sự nghiệp của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông. Tham dự tọa đàm khoa học có GS.TSKH Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam; PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam; các nhà khoa học của trường Đại học KHXH&NV, Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Quảng Ninh, các thượng tọa của thiền phái Trúc Lâm… Các tham luận của các nhà khoa học, các chuyên gia, các Thượng tọa đề cập đến các vấn đề về triều đại Nhà Trần, về thiền phái Trúc Lâm và về Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông. Các nhà khoa học đồng quan điểm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là nhà chính trị tài ba, nhà tư tưởng ngoại giao, nhà chỉ huy quân sự tài ba với hai lần đánh thắng quân Nguyên - Mông, nhà văn hóa và người sáng lập Phật phái Trúc Lâm Yên Tử… Với những đóng góp và công lao to lớn đối với đất nước, đối với Phật giáo, những giá trị di sản của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông cần được gìn giữ, quảng bá và phát huy giá trị di sản của nhà Trần nói chung và của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nói riêng trong bối cảnh hiện nay.

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phát biểu

Trưng bày chuyên đề “Từ Hoàng cung Thăng Long đến Thánh địa Trúc Lâm, hành trình từ đấng Minh quân đến Đức Phật hoàng” là trưng bày phối kết hợp giữa Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội với Sở Văn hóa thể thao Quảng Ninh và Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh tổ chức. Trưng bày nhằm giới thiệu đến công chúng những hình ảnh, hiện vật, tư liệu liên quan cuộc đời Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nói riêng và Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nói chung. Trong lịch sử phát triển, Thăng Long - Hà Nội đã trải qua những giai đoạn lịch sử thăng trầm. Dưới thời Trần, Kinh thành Thăng Long tiếp tục được gia cố, xây dựng thêm so với thời Lý. Cung điện, đền đài trong Hoàng thành Thăng Long được nhà Trần sử dụng lại của các triều đại trước và xây dựng thêm như xây mới cung Thánh Từ, cung Quan Triều... Các Vua Trần cũng xây dựng nhiều ngôi chùa trong hoàng cung, làm nơi thực hành nghi lễ Phật giáo Hoàng gia của Hoàng gia. Cung điện, lầu gác trong hoàng cung là những công trình thổ mộc được trang trí tinh xảo thể hiện tính vương quyền hòa quyền với triết lý Phật giáo.

Phù điêu trang trí đầu rồng

Lá đề trang trí hình phượng   

         

                     

Lá đề trang trí hình rồng           

Ngói ống trang trí uyên ương

Trưng bày giới thiệu gần 100 hình ảnh, hiện vật, tư liệu liên quan cuộc đời Phật hoàng Trần Nhân Tông nói riêng và Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nói chung, gồm 3 chủ đề: Từ Hoàng cung Thăng Long đến thánh địa Trúc Lâm; Hoàng đế Trần Nhân Tông - một đấng minh quân, một anh hùng dân tộc; Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông.Trưng bày mở cửa từ ngày 7/12/2018 đến ngày 28/2/2019.

TS.Bùi Thị Thu Phương

 

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3463

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Đồng chí Ngô Gia Tự - Người Cộng sản kiên trung

Đồng chí Ngô Gia Tự - Người Cộng sản kiên trung

  • 05/12/2018 14:38
  • 1807

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh: Nhớ về đồng chí Ngô Gia Tự, chúng ta tự hào về một người Cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo tiền bối xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của dân tộc.