Thứ Ba, 03/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

06/11/2024 10:22 366
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, kiến trúc sư Nguyễn Công Hiệp và cộng sự từ CA' Library thiết kế pavilion Rồng rắn lên mây như một cuộc đối thoại giữa yếu tố đương đại với vẻ cổ kính của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, trước đây là Bảo tàng Louis Finot thuộc Trường Viễn Đông Bác cổ, được coi là một trong những công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Đông Dương ở Việt Nam thời thuộc địa, do kiến trúc sư Ernest Hébrard và Charles Batteur thiết kế. Đây là một trong 7 di sản trong trục Giao lộ.. sáng tạo của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.

Khác với các pavilion thông thường nhằm tạo ra điểm nhấn mang tính chất định hướng không gian cho lễ hội, pavilion Rồng rắn lên mây được xây dựng với mong muốn trở thành một phần của cảnh quan bảo tàng, không tranh chấp với kiến trúc chính mà tạo ra nơi chốn để thu hút mọi người đến ngắm nhìn công trình di sản này.
 
Pavilion Rồng rắn lên mây được thiết kế với mong muốn trở thành một phần cảnh quan bảo tàng. Ảnh: BTC
Tên gọi Rồng rắn lên mây xuất phát từ hình thái uốn lượn của công trình, là một sự liên tưởng tới trò chơi dân gian có vẻ ít nhiều đã bị lãng quên ở hiện tại. Bằng cách thiết kế và đặt tên này, các kiến trúc sư vừa mong muốn đem đến một sự uyển chuyển hài hòa về không gian, vừa mong muốn khơi gợi sự thích thú vui chơi và tìm tòi của những thế hệ trẻ, từ đó liên kết với công trình di sản và kho tàng lịch sử đang được lưu trữ và trưng bày trong Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Xen kẽ trong không gian Rồng rắn lên mây là các tác phẩm sắp đặt Tỷ lệ có phải là vấn đề? trưng bày các mô hình công trình Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở các tỷ lệ khác nhau từ 1:20000 tới 1:75 và bằng các chất liệu khác nhau. Người tham gia có thể nhìn ngắm và khám phá dáng vẻ của công trình từ nhiều góc độ để hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử và phong cách kiến trúc của Bảo tàng.
Bên cạnh đó, hầu hết vật liệu xây pavilion được tái sử dụng các tấm inox gương từ pavilion tên là Bến chờ ở Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm. Việc tái sử dụng các vật liệu cũng nằm trong ý tưởng của các kiến trúc sư là chuyển tải xu hướng sáng tạo tái tạo trong tương lai.
Pavillion Rồng rắn lên mây đặt trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hứa hẹn là một địa điểm vừa vui chơi, vừa khám phá và nhìn ngắm lịch sử phù hợp với nhiều lứa tuổi, nhiều thế hệ.

Ng. Phương

https://daibieunhandan.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3390

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Chờ đón 3 công trình biểu tượng tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024

Chờ đón 3 công trình biểu tượng tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024

  • 05/11/2024 12:43
  • 372

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” đang dần lộ diện những công trình biểu tượng. Năm nay, Lễ hội gồm 3 công trình biểu tượng (Pavilion) “Hành lang thơ ngây” tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, “Dòng” ở Vườn hoa Diên Hồng và Bắc Bộ Phủ, “Rồng rắn lên mây” tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.