Thứ Năm, 07/11/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

31/05/2019 09:01 4947
Điểm: 3.67/5 (6 đánh giá)
Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ Nhất đọc tại lễ truy điệu trọng thể Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9-9-1969 tại Quảng trường Ba Đình, có đoạn: “Hồ Chủ tịch kính yêu của chúng ta không còn nữa! Tổn thất này vô cùng lớn lao! Đau thương này thật là vô hạn! Dân tộc ta và Đảng ta mất một vị lãnh tụ thiên tài và một người thầy vĩ đại. Phong trào cộng sản quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc và cả loài người tiến bộ mất một chiến sĩ lỗi lạc, một người bạn chiến đấu kiên cường và thân thiết. Đồng bào và chiến sĩ cả nước ta thương nhớ Người khôn xiết! Anh em và bầu bạn khắp năm châu cùng chia sẻ nỗi đau buồn sâu sắc của chúng ta ...Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người Anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta"..

 

Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 9-9-1969

Trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã rút ra chân lí: "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản" (Bài Ðoàn kết giai cấp của Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Le Paria số 25 tháng 5-1924).

Hồ Chí Minh là người đặt nền móng và suốt đời vun đắp cho tình đoàn kết quốc tế giữa nhân dân Việt Nam với bè bạn năm châu. Hoạt động không mệt mỏi của Người cho sự đoàn kết và hiểu biết giữa các dân tộc đã có hiệu quả thiết thực. Từ rất sớm, Người đã được coi như một biểu tượng cao đẹp của đoàn kết quốc tế. Trên tạp chí  Ngọn lửa nhỏ, số 39,  nhà văn, nhà báo Liên Xô Ô xít Manđenxtam, trong bài Thăm một chiến sĩ  Cộng sản quốc tế - Nguyễn Ái Quốc đã nhận xét: Từ gương mặt Nguyễn Ái Quốc toát lên sự lịch thiệp và tế nhị, từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa. Không phải văn hóa châu Âu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai... Qua phong thái thanh cao trong giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta như nghe thấy ngày mai, như thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái toàn thế giới”. (Chủ tịch Hồ Chí Minh  với nước Nga. Ban Tuyên giáo Trung ương. NXB CTQG. 2013, tr. 49.)

 

Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh tại khu giải phóng miền Nam, tháng 9-1969

Cảm phục cống hiến vĩ đại của Hồ Chí Minh cho dân tộc, nhân loại và tấm gương đạo đức cao đẹp của Người, nhân dân ta và bạn bè trên thế giới đã dùng những lời tốt đẹp nhất để ca ngợi Người.

D. Orvill, Phó Tổng giám đốc UNESCO nói: “Câu nói nổi tiếng của Hồ Chí Minh: Không có gì quý hơn Độc lập tự do, có giá trị toàn cầu”. ( HVCTQGHCM. Báo cáo Tổng quan đề tài “Tư tưởng Đạo đức Hồ Chí Minh, giá trị và sức sống lan tỏa” H. 2016. tr  243. Bản vi tính. Phạm Ngọc Anh).

Thủ tướng Ấn Độ Nê Ru: “Xét theo bất cứ tiêu chuẩn nào, Người cũng là nhân vật nổi bật nhất trong thời đại chúng ta”. (như trên. tr 255).

M. Haxeegaoa, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Nhật Bản:Những lời dạy trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cần phải được thực hiện ở bất cứ nơi nào trên quả đất” (như trên, tr 264.)                        

Nikita Khơ rút xốp, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô trong hồi kí của mình đã  coi Hồ Chí Minh  làvị Thánh cách mạng, vị thánh của Chủ nghĩa cộng sản”. Ông giải thích:” Trong cuộc đời hoạt động chính trị của mình, tôi đã biết rất nhiều người, nhưng không có người nào gây được ở tôi một ấn tượng đặc biệt như Hồ Chí Minh. Không ai có thể chống lại nổi ông vì niềm tin của ông mãnh liệt, tin ở nhân dân mình và tất cả các dân tộc cũng như ở sự nghiệp cao cả”. (như trên, tr 239- 240).

 

Nhân dân vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà nghiên cứu, nhà văn Helene Tourmaire trong cuốn sách :Trở thành người Bác như thế nào?, xuất bản ở Bec-lin Đức, đánh giá: “Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của Đức Phật, lòng nhân từ của Chúa, tinh thần nhiệt tình cách mạng của Lênin, sự ung dung của một người chủ dân tộc. Tất cả được kết hợp hài hòa trong một dáng dấp tự nhiên.”

Năm 1987, UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc) đã  tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất và khuyến nghị các nước thành viên tổ chức kỉ niệm Người trên toàn thế giới vào năm 1990, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Người.

 

Thiếu nhi múa hát dưới tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố mang tên Người

50 năm - nửa thế kỉ đã trôi qua kể từ ngày Hồ Chí Minh từ biệt thế giới này để trở về với cõi vĩnh hằng, nhưng Người còn sống mãi trong trái tim nhân loại, sống mãi với dân tộc Việt Nam và bạn bè quốc tế, bởi vì cuộc đời hoạt động và sự nghiệp vĩ đại của Người là tấm gương cao đẹp tỏa sáng chủ nghĩa nhân văn, kết tinh những tư tưởng, tình cảm, những ước mơ lớn của nhân loại. Ðúng như lời phát biểu của Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới Romet Chandra: "Bất cứ nơi nào chiến đấu cho độc lập, tự do, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Bất cứ ở đâu chiến đấu cho hòa bình và công lý, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Ở bất cứ đâu, nhân dân chiến đấu cho một thế giới mới, chống đói nghèo, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao".

                                                                             Hà Nội, tháng 5-2019

TS. Chu Đức Tính
(Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh)

 

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 6555

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Bài viết khác

Bác Hồ nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên bằng “Thuốc đắng dã tật”

Bác Hồ nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên bằng “Thuốc đắng dã tật”

  • 28/05/2019 14:38
  • 3941

Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng hôm nay, đọc lại tác phẩm Thuốc đắng dã tật của Chủ tịch Hồ Chí Minh càng thấm thía những lời Bác dạy.