Thứ Ba, 03/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

16/04/2019 14:59 3587
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Năm mươi năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, trong cuốn hồi ký “Điện BiênPhủ, điểm hẹn lịch sử", Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đánh giá cao trận đánh sân bay Gia Lâm của lực lượng vũ trang Hà Nội: "Đêm mồng 4/3/1954, tại đồng bằng Bắc bộ, quân ta bí mật đột nhập sân bay Gia Lâm.Hai ngày sau, đêm mồng 6/3, bộ đội địa phương Kiến An đột nhập sân bay Cát Bi. Tôi gửi ngay một bức điện tuyên dương công trạng toàn thể cán bộ chiến sĩ đã tập kích sân bay Gia Lâm và Cát Bi đánh thẳng vào nơi trung tâm quân sự của giặc ở sát Hà Nội và Hải Phòng, đã phá hủy một bộ phận quan trọng không quân địch, tạo điều kiện thuân lợi cho nhiều chiến thắng sắp tới trên chiến trường toàn quốc".

Làm cách nào vượt qua hệ thống bảo vệ của địch, đột nhập sân bay, đánh thắng giòn giã khiến địch kinh hoàng? Tôi đã tìm ra câu trả lời khi gặp ông Đặng Văn Nguyên, hiện ở phường Bồ Đề, quận Long Biên. Ông nguyên là cán bộ tiểu đội của Tiểu đoàn 108 đánh sân bay Bạch Mai (18/1/1950), sau đó tháng 3/1954, là tổ trưởng tổ mũi nhọn đánh sân bay Gia Lâm. Những trang tốc ký tôi ghi năm 2014, nay đọc lại, vẫn như thấy ông trước mặt, dáng gầy gò, ngồi trước hiên, có mảnh sân đầy cây thuốc nam.

Chiến sĩ quyết t ca khu Đồng Xuân

Mồ côi mẹ khi mới lên bốn ở quê hương Đông Khúc, tổng Xuân Cầu, nay là xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang,cậu bé Đặng Văn Nguyên được người nhà đưa lên Hà Nội. Tuổi thơ Nguyên trôi đi với nhữnh năm tháng đi ở ẵm em, bán kem, đánh giầy khắp các ngõ phố của Hà thành hoa lệ. Không có trang vở thơm mùi giấy mới, không có kỷ niệm tuổi học trò, dù chỉ là trường cho con nhà nghèo, Nguyên kiếm sống nhọc nhằn. Vì thế, ông đến với cách mạng như một lẽ tất nhiên để thoát kiếp sông nô lệ đòn roi, được cơm no áo ấm, tung cánh trong bầu trời tự do và sống trong tình đồng đội ấm áp như anh em ruột thịt. 

Tiểu đội của ông có đủ các gương mặt học sinh công tử bột, đàn hát rất giỏi, thanh niên làm đủ các nghề ở các khu phố, do ông Thụy Ứng làm Tiểu đội trưởng (sau này, Thụy Ứng là dịch giả dịch nhiều tác phẩm văn học Nga, trong đó có tác phẩm

Sông Đông êm đềm của Sôlôkhốp).

 

Ông Đặng Văn Nguyên, hiện ở phường Bồ Đề, quận Long Biên - người tham gia trận đánh sân bay Bạch Mai (năm 1950) và là tổ trưởng tổ mũi nhọn đánh sân bay Gia Lâm (tháng 3/1954). 

Sau một tháng bám trụ chiến đấu ở phía bắc liên khu, ông Nguyên cùng nhiều đồng đội ra hậu phương theo đường công khai của dân tản cư ngày 15/1/1947như thoả thuận giữa ta và Pháp. Ông ở Hà Đông, Hà Tây(cũ), xuống Nam Định hoạt động rồi lại được trở về Hà Nội chiến đấu.Ấy là năm 1949, khi quân dân Hà Nội thực hiện chỉ thị của Trung ương chuẩn bị chiến trường, tiến tới Tổng phảncông. Lực lượng vũ trang ở căn cứ gấp rút được củng cố lại thành Tiểu đoàn 108. Sau khi nhận được tin tức và sơ đồ cống ngầm do đồng chí Hải cóc (tức ông Chu Duy Kính) làm phu trong sân bay thoát ra báo cáo lại Ban chỉ huy Mặt trận, Chỉ huy trưởng Mặt trận Phùng Thế Tài quyết định chọn lựa những chiến sĩ gan dạ, quả cảm, mưu trí để tập dượt đánh mục tiêu quân sự quan trọng trong nội thành-sân bay Bạch Mai.Tôi đã từng nghe các ông Phùng Thế Tài, Chu Duy Kính và những cựu chiến binh tham gia đánh sân bay Bạch Mai phát biểu trong buổi lễ gắn biển di tích tại sân bay năm 2000, nhưng hôm nay, tôi mới được nghe kỹ hơn  những chi tiết trong quá trình luyện tập, lên sa bàn ở nơi huấn luyện và cuộc hành quân thần tốc, bí mật từ Sà Kiều (Hà Tây cũ ) rồi vào làng Lủ (Hà Nội) qua hồi ức của người lính già: “Trên bãi luyện tập ở Mỹ Đức, chúng tôi không hình dung được máy bay cao chừng nào, cứ kiệu nhau lên mà tập ném mìn, khi vào rồi mới thấy máy bay Đa-kô-ta và Spit-phai thấp tè. Mìn đánh máy bay là loại mìn chai, anh Chính mua vỏ chai sâm banh về nhồi thuốc nổ vào.Chiều 17/1/1950 bắt đầu hành quân, chúng tôi đánh bộ quần áo nâu, khoác bị đựng mìn và lựu đạn; mọi thứ đều rất thô sơ như vậy đấy. Nhờ du kích địa phương dẫn đường, chúng tôi chia làm ba mũi tập kết gần sân bayvà đột kích theo ba hướng khác nhau . Mũi 1 có 18 chiến sĩ và một du kích xã do anh Hà Giáp chỉ huy, từ  đường cống ngầm chui lên. Mũi 2 có 8 chiến sĩ và 2 du kích do anh Trần Thành chỉ huy theo bờ đầm vào sân bay.Mũi 3 có 6 chiến sĩ và xã đội phó du kích do Trung đội trưởng Tráng chỉ huy có nhiệm vụ đốt kho xăng. Cũng rất may là đêm đó, sương mù dày đặc nên chúng tôi trèo lên máy bay thả mìn mà đèn pha của địch không phát hiện được. Anh Khang “cà phê” khi trèo lên đặt mìn bị ngã trẹo chân  rồi lạc đường không ra được, đã hi sinh. Còn chúng tôi ngay đêm đó lại cấp tốc hành quân về chợ Cháy.Trên đường rút ra bà con đã chuẩn bị sẵn xôi, cơm nắm cho chúng tôi rất chu đáo.Toàn đội được Chính phủ tặng thưởng ngay Huân chương chiến công hạng Ba.Anh Ngô Duy Biên rất phấn khởi sáng tác luôn bài hát, và ông cất giọng khàn khàn “Đêm âm u nằm trong sương mù từng đoàn phi cơ,đang nằm im trên bãi cỏ xanh…”.

Và dn đầu t mũi nhn trong trn đánh mang mt danh “trn đánh s 4”

Hè năm 1953, chiến cuộc đã dần thay đổi có lợi cho ta, vùng du kích của Bắc Ninh, Hưng Yên-những tỉnh giáp với Hà Nội đã mở rộng hơn trước.Nhằm phối hợp với chiến trường toàn quốc, mặt trận Hà Nội đưa lực lượng vũ trang về sát thành phố, chuẩn bị đánh sân bay Gia Lâm, cầu hàng không quan trọng nhất của quân đội Pháp tiếp tế cho các chiến trường. Nhận lệnh của Mặt trận, một tổ tiền trạm gồm 5 người  do ông Lê Ninh- anh em quen gọi là Ninh xồm vì bộ râu rậm rất oai của ông- làm tổ trưởng đi vào trước. Từ căn cứ ở Thạch Thành(Thanh Hoá), họ cắt đường, sang tỉnh đội Hưng Yên đang đóng ở Ân Thi đặt vấn đề để nhờ bạn cho giao liên dẫn lên Bát Tràng. Riêng tổ quân báo vẫn bám trụ ở các thôn Thạch Cầu, Ái Mộ, Trạm, Nha để điều tra đường vào, địa hình sân bay, các loại máy bay, từ đó tìm ra cách đánh có hiệu quả. Nhớ lại ngày tháng ba cùng với dân địa phương, ông Nguyên cười rất vui: “Tôi bị anh em đặt biệt hiệu Nguyên toét và gán ghép với cô du kích làm công tác địch vận xã, lại còn đặt thành vè, chính là từ việc đi trinh sát địa hình, tôi phải bôi nhọ nhem mặt mũi cho bọn việt gian không nhận mặt được. Hồ Lâm Du ở sát sân bay, tôi đã bơi rất nhiều lần để tìm cách vào sân bay an toàn. Điều tra thật kỹ rồi mới lên sa bàn để anh em luyện tập ở nơi đóng quân tại xã Từ Hồ và Đông Cảo(huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên).

 

Các chiến sĩ tổ mũi nhọn đánh sân bay Gia Lâm đêm 3 rạng sáng 4-3-1954 

Sau 9 tháng luyện tập, 16 chiến sĩ và 3 du kích địa phương do ông Vũ Văn Sự, cán bộ đại đội 8 chỉ huy xung trận đêm 3 rạng sáng mồng 4/3/1954.Từ nơi đóng quân, các chiến sĩ hành quân lên Văn Đức, Bát Tràng rồi tập kết ở làng Thạch Cầu. Ở đây đã có sẵn hầm bí mật chữ A cho các chiến sĩ nghỉ ngơi cải trang và uống nước mắm để bơi qua hồ Lâm Du rất rộng. Họ chia làm 3 tổ mũi nhọn bơi qua hồ lạnh buốt rồi tiếp cận sân bay, cắt hàng rào. Dẫn đầu một tổ mũi nhọn, ông Nguyên vẫn nhớ phải dùng kìm cộng lực xiết thép, cắt rào thế nào để địch chiếu đèn pha không phát hiện được: “Hàng rào của sân bay Gia Lâm hiện đại hơn sân bay Bạch Mai nhiều. Nó treo mìn trên hàng rào, mình chạm vào là sáng lên ngay. Tôi và anh Chiến tháo kíp để mìn không phát sáng nữa, sau đó cắt hàng rào theo hình chữchi cho anh em chui rào.Mìn đánh đợt này là loại TNT, 2 bánh ép làm một để tạo sức công phá lớn.Theo hiệu lệnh, chúng tôi nhanh chóng tiến đến các mục tiêu đã định, đặt mìn.Trên đường rút ra khỏi sân bay, đã nghe tiếng mìn, tiếng thủ pháo nổ vang, máy bay bốc cháy sáng rực bầu trời. Anh Ty hi sinh ngay tại trận đánh, nhưng 18 máy bay các loại và kho xăng đã bị đốt cháy, 16 tên địch bị tiêu diệt, góp phần quan trọng cùng quân dân cả nước trên các chiến trường phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ”. Trận đánh sân bay Gia Lâm của các chiến sĩ mặt trận Hà Nội chia lửa với Điện Biên Phủ đã góp phần vào thắng lợi vĩ đại, làm nên Thiên sử vàng của dân tộc.

 

Biển di tích cách mạng kháng chiến tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, năm 2004

Ông Nguyên giở cái túi to đại tướng, trong đó là ảnh các chiến sĩ chụp ngay sau trận thắng và bảo: “Tôi phóng to thế này, kỷ niệm cho anh em.Ai đã mất thì con cháu sẽ giữ làm kỷ niệm, tự hào về cha ông mình.Huân huy chương tôi được Mặt trận Hà Nội và Nhà nước tặng nhiều lắm, tôi cũng giữ cho con cháu thôi. Tôi nghỉ hưu làm ông lang vườn cứu chữa bệnh cho bà con,ấy là cái đức cái tình cháu ạ.Ông Hà Giáp, Vũ Văn Sự và các đồng đội của tôi đã thành người thiên cổ.Tôi được trời cho, còn mạnh khoẻ thì còn chữa bệnh cho bà con, cứu giúp mọi người”.

Từ một chiến sĩ quân báo của Mặt trận Hà Nội trở thành cán bộ của Mặt trận và sau này là của Thành đội Hà Nội, trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến, ông Đặng Văn Nguyên đã sống cuộc đời vẻ vang mà vẫn thanh liêm như thế.

 Ths. Phạm Kim Thanh

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Đồng chí Xuân Thủy với báo Suối Reo và báo Cứu Quốc

Đồng chí Xuân Thủy với báo Suối Reo và báo Cứu Quốc

  • 18/06/2019 10:06
  • 5029

* Làm báo Suối Reo trong nhà tù Sơn La

Bài viết khác

Mở đường phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ

Mở đường phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ

  • 03/04/2019 15:46
  • 4606

Kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”, tôi vẫn nhớ như in những lần may mắn được nghe ông Nguyễn Văn Trân, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng cung cấp mặt trận Điện Biên Phủ kể cho nghe chuyện mở đường để cho các chú voi chiến và lương thực thực phẩm vào thung lũng Điện Biên. Xuân này, ông mới đi xa, nhưng tôi vẫn như thấy dáng ông đang giở cho tôi xem bản đồ - những cung đường phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ được ông đánh dấu rất cẩn thận. Và kho chuyện xưa bắt đầu.