Giới thiệu
Cùng với văn hóa Đông Sơn phân bố ở miền Bắc Việt Nam, các di tích thuộc văn hóa Sa Huỳnh phân bố chủ yếu dọc các tỉnh miền Trung, Nam Trung Bộ từ Quảng Bình cho tới Đồng Nai và một số đảo Lý Sơn, Côn Đảo, Thổ Chu. Đặc trưng thường gặp là ở những di tích Sa Huỳnh là mộ chum được chôn thành bãi hay cụm, trong đó có chứa đồ tùy táng. Chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh đã biết luyện sắt, chế tác đồ trang sức, làm gốm,… Đặc biệt, khuyên tai hai đầu thú và khuyên tai ba mấu bằng đá và thủy tinh, những hạt chuỗi thủy tinh, mã não được chế tác vô cùng tinh mỹ không chỉ được người Sa Huỳnh ưa chuộng mà còn được trao đổi sang nhiều vùng lân cận ở Đông Nam Á.
Sưu tập đồ trang sức, văn hóa Sa Huỳnh, khoảng 2.500 - 2.000 năm cách ngày nay
Sưu tập đồ gốm, văn hóa Sa Huỳnh, khoảng 2.500 - 2.000 năm cách ngày nay